NGHỊ
ĐỊNH 68/2018/NĐ-CP
ngày 15 tháng 05 năm 2018
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật tổ chức
Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Trách nhiệm
bồi thường của Nhà nước ngày 20 tháng 6 năm 2017;
Theo đề nghị của Bộ
trưởng Bộ Tư pháp;
Chính phủ ban hành Nghị
định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trách nhiệm bồi
thường của Nhà nước.
Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định
chi tiết một số điều của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sau đây gọi
là Luật) về thiệt hại được bồi thường, thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường,
trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại và một số biện
pháp tổ chức thi hành Luật.
Điều 2.
Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng
đối với cơ quan giải quyết bồi thường, cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi
thường nhà nước, người bị thiệt hại, người yêu cầu bồi thường, người giải quyết
bồi thường, người thi hành công vụ gây thiệt hại và cơ quan, tổ chức, cá nhân
khác có liên quan đến công tác bồi thường nhà nước.
Chương II. THIỆT HẠI ĐƯỢC BỒI THƯỜNG
Điều 3.
Xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm quy định tại Điều 23 của Luật
1. Giá thị trường của
tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật, tác dụng
và chất lượng trên thị trường quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật là giá giao
dịch phổ biến trung bình trên thị trường của 03 tài sản đó do 03 cơ sở kinh
doanh khác nhau trên thị trường cung cấp.
2. Thị trường quy định
tại khoản 1 Điều 23 của Luật là thị trường trong phạm vi huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là thị trường cấp huyện) nơi phát sinh thiệt
hại thực tế.
Trường hợp thị trường
cấp huyện nơi phát sinh thiệt hại thực tế không có tài sản cùng loại hoặc tài
sản có cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật, tác dụng và chất lượng thì thị
trường là thị trường cấp huyện gần nhất với nơi phát sinh thiệt hại thực tế
trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Mức độ hao mòn của tài sản quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật
được xác định theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng, trích khấu hao
tài sản cố định.
4. Giá thị trường để sửa
chữa, khôi phục lại tài sản bị hư hỏng quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật là
giá giao dịch phổ biến trung bình trên thị trường cấp huyện theo quy định tại
khoản 2 Điều này để sửa chữa, khôi phục lại tài sản do 03 cơ sở dịch vụ sửa
chữa, khôi phục khác nhau trên thị trường cung cấp.
5. Trường hợp không xác
định được giá thị trường theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều này thì cơ
quan giải quyết bồi thường định giá tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 17
Nghị định này.
6. Mức giá thuê trung
bình 01 tháng của động sản cùng loại hoặc có cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ
thuật, tác dụng và chất lượng quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật là mức giá
thuê trung bình 01 tháng của 03 tài sản đó do 03 cơ sở khác nhau cho thuê trên
thị trường cung cấp. Thị trường được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều
này.
Mức giá thuê trung bình
01 tháng đối với bất động sản là mức giá thuê trung bình của 03 bất động sản
cùng loại, cùng chất lượng do 03 cơ sở khác nhau cho thuê trên thị trường cung
cấp. Thị trường được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này.
7. Thời điểm thiệt hại
xảy ra quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 23 của Luật là ngày phát sinh thiệt
hại thực tế.
Điều 4.
Khoảng thời gian làm căn cứ xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm quy định
tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 23 của Luật
1. Khoảng thời gian để
tính thu nhập thực tế bị mất quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật do tài sản
đã bị phát mại, bị mất được tính từ ngày tài sản bị phát mại, bị mất đến thời
điểm thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường theo quy định tại Điều 43 của Luật hoặc
đến thời điểm Tòa án cấp sơ thẩm xác định giá trị thiệt hại đối với trường hợp
quy định tại khoản 1 Điều 52 và Điều 55 của Luật (sau đây gọi là thời điểm thụ lý, giải quyết).
2. Khoảng thời gian để
tính thu nhập thực tế bị mất quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật do không
được sử dụng, khai thác tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu trái
pháp luật hoặc do tài khoản bị phong tỏa được tính từ ngày không được sử dụng,
khai thác tài sản đến ngày tài sản được trả lại hoặc đến ngày tài khoản được
giải tỏa.
3. Khoảng thời gian để
tính khoản lãi quy định tại khoản 4 Điều 23 của Luật đối với khoản tiền đã nộp
vào ngân sách nhà nước hoặc bị tịch thu, thi hành án, đã đặt để bảo đảm theo
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được tính từ ngày nộp tiền vào
ngân sách nhà nước, bị tịch thu, bị thi hành án, đặt tiền để bảo đảm theo quyết
định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm
quyền trả lại khoản tiền đó.
4. Khoảng thời gian để
tính khoản lãi quy định tại khoản 5 Điều 23 của Luật đối với khoản tiền phạt do
vi phạm nghĩa vụ trong giao dịch dân sự, kinh tế được xác định như sau:
a) Đối với khoản lãi của
khoản tiền phạt quy định tại đoạn 2 khoản 5 Điều 23 của Luật thì được tính từ
ngày nộp khoản tiền phạt đến thời điểm người bị thiệt hại trả xong khoản lãi
của khoản tiền phạt;
b) Đối với khoản lãi của
khoản tiền phạt quy định tại đoạn 3 khoản 5 Điều 23 của Luật thì được tính từ
ngày nộp khoản tiền phạt đến thời điểm thụ lý, giải quyết.
5. Trường hợp đến thời
điểm thụ lý, giải quyết mà thiệt hại quy định tại khoản 2, khoản 3 và điểm a
khoản 4 Điều này chưa chấm dứt thì khoảng thời gian được tính từ ngày phát sinh
thiệt hại thực tế đến thời điểm thụ lý, giải quyết.
Điều 5.
Khoảng thời gian làm căn cứ xác định thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc
bị giảm sút quy định tại Điều 24 của Luật
1. Khoảng thời gian tiền
lương, tiền công bị mất hoặc bị giảm sút quy định tại điểm a và điểm b khoản 1
Điều 24 của Luật được tính từ ngày không được nhận tiền lương, tiền công hoặc
từ ngày tiền lương, tiền công bị giảm sút đến ngày được nhận đủ tiền lương, tiền công, trừ trường hợp quy định tại Điều 6, 7, 8 và 9
Nghị định này.
Trường hợp tại thời điểm
thụ lý, giải quyết mà người bị thiệt hại chưa được nhận đủ tiền lương, tiền công thì khoảng thời gian quy định tại khoản này được
tính từ ngày không được nhận tiền lương, tiền công hoặc từ ngày tiền lương, tiền công bị giảm sút đến thời điểm thụ lý, giải quyết.
2. Mức tiền lương, tiền
công trung bình của 03 tháng liền kề đối với thu nhập không ổn định từ tiền
lương, tiền công quy định tại điểm b khoản 1 Điều 24 của Luật được xác định là
mức tiền lương, tiền công trung bình của 03 tháng có thu nhập gần nhất trước thời điểm thiệt hại xảy ra.
Điều 6.
Khoảng thời gian làm căn cứ xác định thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc
bị giảm sút quy định tại Điều 24 của Luật trong trường hợp người bị thiệt hại
bị áp dụng các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ
sở cai nghiện bắt buộc, tạm giữ người theo thủ tục hành chính
1. Khoảng thời gian làm
căn cứ xác định tiền lương, tiền công bị mất hoặc bị giảm sút quy định tại điểm
a và điểm b khoản 1 Điều 24 của Luật được tính từ ngày người bị thiệt hại bị
đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc,
bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính đến ngày chấp hành
xong biện pháp đó.
2. Mức tiền lương, tiền
công trung bình của 03 tháng liền kề đối với thu nhập không ổn định từ tiền lương,
tiền công được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
Điều 7.
Khoảng thời gian làm căn cứ xác định thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc
bị giảm sút quy định tại Điều 24 của Luật trong trường hợp công chức từ Tổng
Cục trưởng và tương đương trở xuống bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp
luật
Khoảng thời gian làm căn
cứ xác định tiền lương bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại là công
chức từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống bị xử lý kỷ luật buộc thôi
việc trái pháp luật được xác định trong các trường hợp sau đây:
1. Tại thời điểm thụ lý,
giải quyết mà tuổi của người bị thiệt hại thấp hơn tuổi nghỉ hưu và người bị
thiệt hại đã được khôi phục việc làm thì khoảng thời gian được tính từ ngày
quyết định xử lý kỷ luật có hiệu lực pháp luật đến ngày người đó được khôi phục
việc làm.
Trường hợp đến thời điểm
thụ lý, giải quyết mà người bị thiệt hại quy định tại khoản này chưa được khôi
phục việc làm thì khoảng thời gian được tính từ ngày quyết định xử lý kỷ luật
có hiệu lực pháp luật đến thời điểm thụ lý, giải quyết;
2. Tại thời điểm thụ lý,
giải quyết mà tuổi của người bị thiệt hại bằng hoặc cao hơn tuổi nghỉ hưu mà
trước thời điểm người bị thiệt hại đủ tuổi nghỉ hưu, người đó đã được khôi phục
việc làm thì khoảng thời gian được tính từ ngày quyết định xử lý kỷ luật có
hiệu lực pháp luật đến ngày người đó được khôi phục việc làm.
Trường hợp đến thời điểm
thụ lý, giải quyết mà người bị thiệt hại quy định tại khoản này chưa được khôi
phục việc làm thì khoảng thời gian được tính từ ngày quyết định xử lý kỷ luật
có hiệu lực pháp luật đến ngày đủ tuổi nghỉ hưu và khoảng thời gian hưởng chế
độ bảo hiểm xã hội;
3. Trường hợp người bị
thiệt hại chết trước khi được khôi phục việc làm thì khoảng thời gian quy định
tại Điều này được tính từ ngày quyết định xử lý kỷ luật có hiệu lực pháp luật
đến ngày người đó chết.
Điều 8.
Khoảng thời gian làm căn cứ xác định thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc
bị giảm sút quy định tại Điều 24 của Luật trong trường hợp bị thiệt hại trong
hoạt động tố tụng hình sự
1. Khoảng thời gian làm
căn cứ xác định tiền lương, tiền công bị mất hoặc bị giảm sút quy định tại điểm
a và điểm b khoản 1 Điều 24 của Luật của người bị thiệt hại trong hoạt động tố
tụng hình sự được xác định trong các trường hợp sau đây:
a) Người bị thiệt hại bị
giữ trong trường hợp khẩn cấp thì khoảng thời gian được tính từ ngày người bị
thiệt hại bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đến ngày được trả tự do;
b) Người bị thiệt hại bị
khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án mà bị tạm giữ, tạm giam, thi hành hình
phạt tù thì khoảng thời gian được tính từ ngày người bị thiệt hại bị bắt, tạm
giữ, tạm giam đến ngày chấp hành xong biện pháp ngăn chặn hoặc từ ngày bắt đầu
chấp hành hình phạt tù đến ngày chấp hành xong hình phạt tù;
c) Người bị thiệt hại bị
khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án mà không bị tạm giữ, tạm giam, thi hành
hình phạt tù thì khoảng thời gian được tính từ ngày người bị thiệt hại bị khởi
tố đến ngày có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường hoặc chấp hành xong hình
phạt;
d) Người bị thiệt hại bị
khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án mà có khoảng thời gian bị tạm giữ, tạm
giam, thi hành hình phạt tù và có khoảng thời gian không bị tạm giữ, tạm giam,
thi hành hình phạt tù thì khoảng thời gian được tính từ ngày người bị thiệt hại
bị khởi tố đến ngày chấp hành xong biện pháp ngăn chặn, chấp hành xong hình phạt hoặc đến ngày có văn bản làm căn cứ
yêu cầu bồi thường.
2. Mức tiền lương, tiền
công trung bình của 03 tháng liền kề đối với thu nhập không ổn định từ tiền
lương, tiền công được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
Điều 9.
Khoảng thời gian làm căn cứ xác định thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc
bị giảm sút quy định tại Điều 24 của Luật trong trường hợp người bị thiệt hại
mất hoặc suy giảm khả năng lao động
1. Khoảng thời gian làm
căn cứ xác định tiền lương, tiền công bị mất hoặc bị giảm sút quy định tại điểm
a và điểm b khoản 1 Điều 24 của Luật của người bị thiệt hại mất hoặc suy giảm
khả năng lao động có tham gia đóng bảo hiểm xã hội được xác định trong các trường hợp sau đây:
a) Người bị thiệt hại
chết khi tuổi của người đó thấp hơn hoặc bằng tuổi nghỉ hưu thì khoảng thời
gian được tính từ thời điểm người bị thiệt hại được xác định là mất hoặc suy
giảm khả năng lao động đến thời điểm người đó chết;
b) Người bị thiệt hại
chết khi tuổi của người đó cao hơn tuổi nghỉ hưu thì khoảng thời gian được tính
bao gồm khoảng thời gian từ thời điểm người bị thiệt hại được xác định là mất hoặc suy giảm
khả năng lao động đến khi người đó đủ tuổi nghỉ hưu và khoảng thời gian hưởng
chế độ bảo hiểm xã hội đến thời điểm người đó chết;
c) Người bị thiệt hại
còn sống thì khoảng thời gian được tính bao gồm khoảng thời gian từ thời điểm
người bị thiệt hại được xác định là mất hoặc suy giảm khả năng lao động đến khi
người đó đủ tuổi nghỉ hưu và
khoảng thời gian hưởng chế độ bảo hiểm xã hội từ khi đủ tuổi nghỉ hưu đến khi
tuổi của người đó đạt tuổi thọ trung bình do cơ quan có thẩm quyền công bố và
cộng thêm 10 năm.
2. Khoảng thời gian làm
căn cứ xác định tiền lương, tiền công bị mất hoặc bị giảm sút quy định tại điểm a và điểm b
khoản 1 Điều 24 của Luật của người bị thiệt hại mất hoặc suy giảm khả năng lao
động không tham gia đóng bảo hiểm xã hội được xác định trong các trường hợp sau
đây:
a) Người bị thiệt hại đã
chết thì khoảng thời gian được tính từ thời điểm người đó được xác định là mất
hoặc suy giảm khả năng lao động đến thời điểm người đó chết;
b) Người bị thiệt hại
còn sống thì khoảng thời gian được tính từ thời điểm người đó được xác định là
mất hoặc suy giảm khả năng lao động đến thời điểm người đó đạt tuổi thọ trung
bình do cơ quan có thẩm quyền công bố và cộng thêm 10 năm.
3. Mức tiền lương, tiền
công trung bình của 03 tháng liền kề đối với thu nhập không ổn định từ tiền
lương, tiền công được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
Điều
10. Khoảng thời gian làm căn cứ xác định thiệt hại về vật chất do người bị
thiệt hại chết quy định tại Điều 25 của Luật và thiệt hại về vật chất do sức
khỏe bị xâm phạm quy định tại Điều 26 của Luật
1. Khoảng thời gian để tính
chi phí bồi dưỡng sức khỏe cho người bị thiệt hại quy định tại khoản 2 Điều 25
của Luật hoặc quy định tại khoản 2 Điều 26 của Luật được xác định theo số ngày
thực tế khám bệnh, chữa bệnh trong hồ sơ bệnh án.
2. Khoảng thời gian để
tính chi phí cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian khám bệnh,
chữa bệnh quy định tại khoản 3 Điều 25 của Luật hoặc quy định tại khoản 3 Điều
26 của Luật được xác định theo số ngày thực tế có người chăm sóc người bị thiệt
hại trong thời gian khám bệnh, chữa bệnh.
3. Khoảng thời gian để
tính chi phí cho người chăm sóc người bị thiệt hại mất khả năng lao động và có
người thường xuyên chăm sóc quy định tại điểm a khoản 4 Điều 26 của Luật được
xác định trong các
trường hợp sau đây:
a) Người bị thiệt hại đã
chết thì khoảng thời gian được tính từ ngày có người chăm sóc đến thời điểm
người đó chết;
b) Người bị thiệt hại
còn sống thì khoảng thời gian được tính từ ngày có người chăm sóc đến thời điểm
người đó đạt tuổi thọ trung bình do cơ quan có thẩm quyền công bố và cộng thêm
10 năm;
c) Người bị thiệt hại
còn sống mà sau đó phục hồi lại khả năng lao động thì khoảng thời gian được
tính từ ngày có người chăm sóc đến thời điểm phục hồi khả năng lao động.
Điều
11. Khoảng thời gian làm căn cứ xác định thiệt hại về tinh thần quy định tại
khoản 3 Điều 27 của Luật
1. Người bị thiệt hại bị
bắt, tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù quy định tại điểm b khoản 3 Điều
27 của Luật thì khoảng thời gian được tính kể từ ngày người bị thiệt hại bị
bắt, tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù đến ngày chấp hành xong biện
pháp ngăn chặn hoặc được trả tự do hoặc đến ngày chấp hành xong hình phạt tù.
2. Người bị thiệt hại
không bị bắt, tạm giữ, tạm giam hoặc chấp hành hình phạt không phải hình phạt
tù quy định tại điểm c khoản 3 Điều 27 của Luật thì khoảng thời gian được tính
kể từ ngày người bị thiệt hại bị khởi tố hoặc chấp hành hình phạt đến ngày có
văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường.
3. Người bị thiệt hại
chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù cho hưởng án treo quy định
tại điểm d khoản 3 Điều 27 của Luật thì khoảng thời gian được tính kể từ ngày
người bị thiệt hại chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù cho
hưởng án treo đến ngày chấp hành xong hình phạt.
4. Người bị thiệt hại đã
chấp hành xong hình phạt theo bản án, quyết định của Tòa án mà sau đó có bản
án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự
xác định người đó thuộc trường hợp được bồi thường trong hoạt động tố tụng hình
sự quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 27 của Luật thì khoảng thời gian được tính
kể từ ngày người bị thiệt hại đã chấp hành xong hình phạt cho đến ngày có văn
bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường.
Điều
12. Xác định các chi phí khác được bồi thường quy định tại Điều 28 của Luật
1. Chi phí thuê phòng
nghỉ, chi phí đi lại, in ấn tài liệu, gửi đơn thư quy định tại khoản 1 Điều 28
của Luật được bồi thường trong trường hợp người yêu cầu bồi thường khiếu nại,
tố cáo, tham gia tố tụng hoặc yêu cầu bồi thường tại một trong các cơ quan sau
đây:
a) Cơ quan có thẩm quyền
giải quyết khiếu nại;
b) Cơ quan có thẩm quyền
giải quyết tố cáo;
c) Tòa án có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật về tố tụng;
d) Cơ quan giải quyết
bồi thường theo quy định của Luật.
2. Chi phí thuê phòng
nghỉ, chi phí đi lại, in ấn tài liệu, gửi đơn thư quy định tại khoản 1 Điều 28
của Luật được xác định theo số lần và khoảng thời gian giữa các lần khiếu nại,
tố cáo, tham gia tố tụng và yêu cầu bồi thường tại các cơ quan quy định tại
khoản 1 Điều này theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tố tụng và
trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Số lần khiếu nại, tố cáo, tham gia tố tụng và yêu cầu bồi
thường thực tế được xác định như sau:
a) Số lần khiếu nại, tố
cáo, tham gia tố tụng, yêu cầu bồi thường và tham gia theo đề nghị của một
trong các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này để giải quyết khiếu nại, tố
cáo, giải quyết vụ án, giải quyết bồi thường tương ứng với quyền, thời hạn,
trình tự, thủ tục giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo,
tố tụng và trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
b) Số lần khiếu nại, tố
cáo, tham gia tố tụng và yêu cầu bồi thường thực tế để có được quyết định giải
quyết khiếu nại, tố cáo, bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong
trường hợp cơ quan đó không thực hiện đúng quy định của pháp luật về khiếu nại,
tố cáo, tố tụng và trách nhiệm bồi thường của Nhà nước về thời hạn, trình tự,
thủ tục giải quyết.
3. Chi phí thuê phòng
nghỉ quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật được xác định tương ứng với số ngày
làm việc thực tế giữa người yêu cầu bồi thường với một trong các cơ quan quy
định tại khoản 1 Điều này và 01 ngày thuê phòng nghỉ trước (nếu có) và 01 ngày
thuê phòng nghỉ sau (nếu có).
Chương III. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT YÊU CẦU BỒI THƯỜNG
Điều
13. Thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi
hành công vụ gây thiệt hại
Trường hợp người yêu cầu
bồi thường đã nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường (sau đây gọi là hồ sơ) đến Sở Tư
pháp theo quy định tại khoản 4 Điều 41 của Luật trong thời hiệu yêu cầu bồi
thường nhưng tại thời điểm nhận hồ sơ do Sở Tư pháp chuyển đến mà thời hiệu yêu
cầu bồi thường đã hết thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây
thiệt hại phải thụ lý hồ sơ do Sở Tư pháp chuyển đến.
Điều
14. Cách thức xác minh thiệt hại quy định tại Điều 45 của Luật
1. Việc xác minh thiệt
hại được thực hiện theo một hoặc một số cách thức sau đây:
a) Xác định các thiệt
hại được Nhà nước bồi thường trong văn bản yêu cầu bồi thường;
b) Yêu cầu người yêu cầu
bồi thường, cá nhân, tổ chức có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ liên quan
đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định tại Điều 16 Nghị định này;
c) Tổ chức trao đổi ý
kiến trực tiếp giữa người yêu cầu bồi thường với cá nhân, tổ chức có liên quan.
Việc tổ chức trao đổi ý kiến phải được lập thành biên bản, có chữ ký hoặc điểm
chỉ của cá nhân, tổ chức tham gia;
d) Đề nghị giám định các tài liệu, chứng cứ mà người yêu cầu
bồi thường đưa ra trong hồ sơ trong trường hợp có căn cứ cho rằng các tài liệu,
chứng cứ đó là giả mạo hoặc trong trường hợp cần thiết khác;
đ) Xem xét, đánh giá
hiện trạng tài sản tại nơi có tài sản bị thiệt hại;
e) Lấy ý kiến bằng văn
bản của cá nhân, tổ chức có liên quan về thiệt hại và mức bồi thường mà người
yêu cầu bồi thường yêu cầu trong hồ sơ theo quy định tại Điều 18 Nghị định này;
g) Định giá tài sản,
giám định thiệt hại theo quy định tại Điều 17 Nghị định này;
h) Trường hợp một trong
các thiệt hại mà người yêu cầu bồi thường đã cung cấp tài liệu, chứng cứ đầy đủ
theo quy định tại Điều 15 Nghị định này và đúng quy định của pháp luật thì người
giải quyết bồi thường tiến hành xác minh tại chỗ đối với thiệt hại đó.
2. Trường hợp các bên
thỏa thuận kéo dài thời hạn xác minh thiệt hại thì việc thỏa thuận phải được
lập thành biên bản và có chữ ký của người giải quyết bồi thường, chữ ký hoặc
điểm chỉ của người yêu cầu bồi thường vào từng trang của biên bản. Biên bản
phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm lập
biên bản;
b) Lý do kéo dài thời
hạn xác minh thiệt hại;
c) Thời hạn xác minh
thiệt hại được kéo dài.
Điều
15. Tài liệu, chứng cứ làm căn cứ xác minh thiệt hại quy định tại Điều 45 của
Luật
Việc xác minh thiệt hại
trong từng trường hợp cụ thể được thực hiện căn cứ vào một hoặc một số loại tài
liệu, chứng cứ hợp pháp sau đây:
1. Xác minh thiệt hại do
tài sản bị xâm phạm được thực hiện căn cứ vào một hoặc một số loại tài liệu,
chứng cứ liên quan đến: quyền sở hữu, khai thác, sử dụng tài sản; phát mại, thu
giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu tài sản, thi hành án, mất tài sản, phong tỏa
tài khoản; trả lại tài sản, tình trạng hư hỏng của tài sản, việc sửa chữa, khôi
phục lại tài sản, cho thuê tài sản; vay tiền để nộp vào ngân sách nhà nước, nộp
phạt do vi phạm nghĩa vụ trong giao dịch dân sự, kinh tế; nộp tiền vào ngân
sách nhà nước, đặt tiền để bảo đảm theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền,
nộp phạt do vi phạm nghĩa vụ trong giao dịch dân sự, kinh tế; hoàn trả tiền cho
người bị thiệt hại, người bị thiệt hại trả tiền cho người mà người bị thiệt hại
vay tiền; định giá tài sản, giám định thiệt hại; không được sử dụng, khai thác
tài sản;
2. Xác minh thiệt hại do
thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại là cá nhân được
thực hiện căn cứ vào một hoặc một số loại tài liệu, chứng cứ liên quan đến: trả
tiền lương, tiền công, thu nhập không ổn định theo mùa vụ; hưởng chế độ bảo
hiểm xã hội của người bị thiệt hại;
3. Xác minh thiệt hại về
vật chất do người bị thiệt hại chết và thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị xâm
phạm được thực hiện căn cứ vào một hoặc một số loại tài liệu, chứng cứ liên
quan đến: khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tình trạng mất
hoặc suy giảm khả năng lao động của người bị thiệt hại; có người thường xuyên
chăm sóc người bị thiệt hại; thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; người bị thiệt hại
chết; giám định thiệt hại;
4. Xác minh thiệt hại về
tinh thần được thực hiện căn cứ vào một hoặc một số loại tài liệu, chứng cứ
liên quan đến: áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị
trấn, biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính, biện pháp đưa vào trường
giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; bị giữ trong
trường hợp khẩn cấp, bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án hoặc bị áp dụng
các biện pháp ngăn chặn trong hoạt động tố tụng hình sự; người bị thiệt hại
chết; mức độ sức khỏe bị tổn hại; kỷ luật buộc thôi việc; giám định thiệt hại;
5. Xác minh thiệt hại là
các chi phí khác được bồi thường được thực hiện căn cứ vào một hoặc một số loại
tài liệu, chứng cứ liên quan đến: thuê phòng nghỉ, đi lại, in ấn tài liệu, gửi đơn thư; thuê người bào chữa, người bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại; thăm gặp thân nhân của
người bị tạm giữ, người bị tạm giam, người chấp hành án phạt tù trong tố tụng
hình sự.
Điều
16. Yêu cầu người yêu cầu bồi thường, cá nhân, tổ chức có liên quan cung cấp
tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật
1. Người giải quyết bồi
thường có thể yêu cầu người yêu cầu bồi thường cung cấp tài liệu, chứng cứ làm
cơ sở cho việc xác minh thiệt hại trong các trường hợp sau đây:
a) Chưa cung cấp các tài
liệu, chứng cứ chứng minh thiệt hại trong văn bản yêu cầu bồi thường;
b) Đã cung cấp tài liệu,
chứng cứ nhưng tài liệu, chứng cứ đó không đầy đủ hoặc không phù hợp với thiệt
hại trong văn bản yêu cầu bồi thường;
c) Đã cung cấp tài liệu,
chứng cứ nhưng tài liệu, chứng cứ đó không chứng minh được mối quan hệ nhân quả
giữa thiệt hại thực tế xảy ra và hành vi gây thiệt hại của người thi hành công
vụ.
2. Người giải quyết bồi
thường có thể yêu cầu cá nhân, tổ chức có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ
làm cơ sở cho việc xác minh thiệt hại trong các trường hợp sau đây:
a) Cá nhân, tổ chức có
liên quan có tài liệu, chứng cứ chứng minh thiệt hại mà người yêu cầu bồi
thường không thể cung cấp;
b) Người yêu cầu bồi
thường không cung cấp được bản chính để đối chiếu;
c) Xác nhận nội dung bản
chính các giấy tờ, tài liệu thuộc thẩm quyền hoặc trách nhiệm của mình đã cung
cấp cho người bị thiệt hại để chứng minh cho thiệt hại trong trường hợp không
còn bản chính.
Điều
17. Định giá tài sản, giám định thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật
1. Việc định giá tài sản
được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Không xác định được
giá thị trường theo quy định tại các khoản 1 và 4 Điều 3 Nghị định này;
b) Không có tài sản cùng
loại hoặc tài sản có cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật, tác dụng và chất
lượng với tài sản bị thiệt hại trên thị trường tại thời điểm tiến hành xác minh
thiệt hại;
c) Có sự thay đổi về
hiện trạng của tài sản bị thiệt hại tại thời điểm xác minh thiệt hại so với
ngày phát sinh thiệt hại thực tế dẫn đến làm thay đổi tính năng, tiêu chuẩn kỹ
thuật, tác dụng và chất lượng của tài sản.
2. Việc giám định thiệt
hại được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Có sự không thống
nhất giữa người yêu cầu bồi thường và cơ quan giải quyết bồi thường về mức độ
hư hỏng của tài sản hoặc tính chất, tiêu chuẩn kỹ thuật của tài sản hoặc phần
thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
b) Chưa có kết quả giám
định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về mức độ sức khỏe bị tổn hại để làm
căn cứ xác định thiệt hại về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm.
3. Việc định giá tài sản
được thực hiện theo quy định của pháp luật về giá. Việc giám định thiệt hại
được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp.
4. Chi phí định giá tài
sản, giám định thiệt hại được thực hiện như sau:
a) Trong quá trình xác
minh thiệt hại, người giải quyết bồi thường có trách nhiệm xác định những
trường hợp cần định giá tài sản, giám định thiệt hại và đề xuất Thủ trưởng cơ
quan giải quyết bồi thường cấp kinh phí định giá tài sản, giám định thiệt hại;
b) Trong thời hạn 01
ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất cấp kinh phí định giá tài sản, giám
định thiệt hại đủ căn cứ theo quy định tại Nghị định này và còn dự toán quản lý
hành chính được cấp có thẩm quyền giao, Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi
thường hoàn thành việc cấp kinh phí định giá tài sản, giám định thiệt hại.
Trên cơ sở kinh phí đã
cấp cho việc định giá tài sản, giám định thiệt hại, cơ quan giải quyết bồi
thường đề nghị cơ quan tài chính có thẩm quyền cấp bổ sung kinh phí. Trong thời
hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan tài chính có thẩm
quyền có trách nhiệm bổ sung kinh phí cho cơ quan giải quyết bồi thường;
c) Trường hợp không còn
đủ dự toán quản lý hành chính được cấp có thẩm quyền giao, trong thời hạn 02 ngày
làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất, Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường
có văn bản đề nghị cơ quan tài chính có thẩm quyền cấp kinh phí để định giá tài
sản, giám định thiệt hại. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được
văn bản đề nghị, cơ quan tài chính có thẩm quyền có trách nhiệm cấp kinh phí
cho cơ quan giải quyết bồi thường. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày
nhận được kinh phí, Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường hoàn thành việc
cấp kinh phí định giá tài sản, giám định thiệt hại.
Điều
18. Lấy ý kiến của cá nhân, tổ chức có liên quan về thiệt hại, mức bồi thường
quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật
1. Người giải quyết bồi
thường lấy ý kiến bằng văn bản về thiệt hại, mức bồi thường của một hoặc một số
cá nhân, tổ chức sau đây:
a) Cơ quan chuyên môn
của cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực có liên quan đến các thiệt
hại mà người yêu cầu bồi
thường yêu cầu;
b) Cơ quan tài chính có
thẩm quyền;
c) Chuyên gia về ngành,
lĩnh vực có liên quan đến thiệt hại mà người yêu cầu bồi thường yêu cầu và mức
yêu cầu bồi thường.
2. Người giải quyết bồi
thường lấy ý kiến bằng văn bản của cá nhân, tổ chức có liên quan về thiệt hại,
mức bồi thường trong các trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra ở
nhiều thời điểm khác nhau và tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc không
rõ ràng, đầy đủ;
b) Thiệt hại đã xảy ra
từ 10 năm trở lên tính đến thời điểm thụ lý, giải quyết;
c) Thiệt hại mà người
yêu cầu bồi thường đưa ra trong hồ sơ có sự chênh lệch về giá trị bằng tiền từ
02 lần trở lên so với kết quả xác minh thiệt hại của cơ quan giải quyết bồi
thường.
3. Trong thời hạn 05
ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, cá nhân, tổ chức được
lấy ý kiến phải trả lời cơ quan giải quyết bồi thường bằng văn bản.
Điều
19. Tham gia xác minh thiệt hại quy định tại khoản 4 Điều 45 của Luật
1. Vụ việc phức tạp quy
định tại khoản 4 Điều 45 của Luật là vụ việc thuộc một trong các trường hợp sau
đây:
a) Có nhiều loại thiệt
hại xảy ra ở nhiều thời điểm khác nhau;
b) Mức yêu cầu bồi
thường trong văn bản yêu cầu bồi thường trên 05 tỷ đồng;
c) Có ảnh hưởng lớn đến
tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
2. Trong thời hạn 02
ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ quan giải quyết bồi thường,
cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước, cơ quan tài chính có
thẩm quyền có trách nhiệm cử đại diện tham gia vào việc xác minh thiệt hại theo
quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
3. Đại diện Bộ Tư pháp,
Bộ Tài chính tham gia vào việc xác minh thiệt hại đối với các vụ việc phức tạp
quy định tại khoản 1 Điều này khi được các cơ quan giải quyết bồi thường có trụ
sở tại thành phố Hà Nội sau đây đề nghị:
a) Bộ, cơ quan ngang bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ;
b) Tổng cục, cục, các
đơn vị khác có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng thuộc bộ, cơ quan ngang bộ
hoặc thuộc cơ quan thuộc Chính phủ;
c) Cơ quan có thẩm quyền
cung cấp thông tin ở trung ương theo quy định của Luật tiếp cận thông tin;
d) Cơ quan có thẩm quyền
ở trung ương áp dụng biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố cáo theo quy định
của Luật tố cáo;
đ) Cơ quan trung ương ra
quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức;
e) Cơ quan điều tra, cơ
quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ở trung ương;
g) Viện kiểm sát nhân dân
cấp cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
h) Tòa án nhân dân cấp
cao, Tòa án quân sự trung ương, Tòa án nhân dân tối cao;
i) Cơ quan thi hành án
hình sự trong Công an nhân dân ở trung ương;
k) Cơ quan thi hành án
hình sự trong Quân đội nhân dân ở trung ương.
4. Đại diện Sở Tư pháp,
Sở Tài chính tham gia vào việc xác minh thiệt hại đối với các vụ việc phức tạp
quy định tại khoản 1 Điều này khi được cơ quan giải quyết bồi thường đề nghị,
trừ trường hợp cơ quan giải quyết bồi thường là các cơ quan quy định tại khoản
3 Điều này.
5. Các cơ quan được mời
tham gia xác minh thiệt hại theo quy định tại Điều này có trách nhiệm tham gia
xác minh thiệt hại cùng cơ quan giải quyết bồi thường để bảo đảm việc xác minh
thiệt hại được khách quan, đúng quy định của pháp luật.
Điều
20. Báo cáo xác minh thiệt hại quy định tại khoản 3 Điều 45 của Luật
Báo cáo xác minh thiệt
hại phải có nội dung chính sau đây:
1. Các loại thiệt hại
được xác minh;
2. Cách thức xác minh
thiệt hại;
3. Việc tham gia vào
việc xác minh thiệt hại của cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà
nước có thẩm quyền, cơ quan tài chính có thẩm quyền (nếu có);
4. Thỏa thuận việc kéo
dài thời hạn xác minh thiệt hại (nếu có);
5. Đề xuất về các loại
thiệt hại được bồi thường, mức bồi thường;
6. Các nội dung khác
liên quan đến quá trình xác
minh thiệt hại (nếu có).
Điều
21. Thương lượng việc bồi thường quy định tại khoản 3 Điều 46 của Luật
1. Cơ quan giải quyết
bồi thường có thể mời đại diện cơ quan tài chính cùng cấp, các cá nhân, tổ chức
khác, yêu cầu người thi hành công vụ gây thiệt hại tham gia thương lượng việc
bồi thường theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 46 của Luật trong các trường
hợp sau đây:
a) Vụ việc phức tạp quy
định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định này;
b) Vụ việc không có sự
tham gia của cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước, cơ quan
tài chính có thẩm quyền trong quá trình xác minh thiệt hại và báo cáo xác minh
thiệt hại của cơ quan giải quyết bồi thường đề xuất mức bồi thường từ 01 tỷ
đồng trở lên;
c) Vụ việc mà thiệt hại
do nhiều người thi hành công vụ thuộc nhiều cơ quan cùng gây ra;
d) Các vụ việc cần thiết
khác do Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường quyết định.
2. Cơ quan quản lý nhà
nước về công tác bồi thường nhà nước tham gia thương lượng việc bồi thường theo
quy định tại điểm d khoản 3 Điều 46 của Luật được xác định như sau:
a) Bộ Tư pháp có trách
nhiệm cử đại diện tham gia thương lượng đối với tất cả các vụ việc yêu cầu bồi
thường thuộc trách nhiệm giải quyết của cơ quan giải quyết bồi thường quy định
tại khoản 3 Điều 19 Nghị định này;
b) Sở Tư pháp có trách
nhiệm cử đại diện tham gia thương lượng đối với tất cả các vụ việc yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm giải quyết của cơ quan giải
quyết bồi thường trong phạm vi địa phương mình.
Điều
22. Chủ động phục hồi danh dự quy định tại Điều 57 của Luật
1. Thông báo bằng văn
bản về việc Nhà nước tổ chức phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại trong hoạt
động tố tụng hình sự phải có các nội dung chính sau đây:
a) Thời gian, địa điểm
tổ chức trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai;
b) Việc đăng báo xin lỗi
và cải chính công khai;
c) Phần thể hiện ý kiến
trả lời của người bị thiệt hại.
2. Thông báo bằng văn
bản về việc Nhà nước tổ chức phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại do bị buộc
thôi việc trái pháp luật, bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào
trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc phải có
các nội dung chính quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.
3. Trong thời hạn 10 ngày
kể từ ngày nhận được thông báo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này,
người bị thiệt hại có ý kiến trả lời bằng văn bản và gửi cho cơ quan trực tiếp
quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại. Trong trường hợp người bị thiệt
hại trả lời bằng lời nói thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ
gây thiệt hại lập biên bản. Biên bản phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người bị
thiệt hại.
Trường hợp cơ quan trực
tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại không nhận được trả lời của
người bị thiệt hại thì việc phục hồi danh dự sẽ được thực hiện khi người bị
thiệt hại có yêu cầu bằng văn bản.
Khoảng thời gian có sự
kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật dân sự
không tính vào thời hạn trả lời quy định tại khoản này.
Điều
23. Thành phần và thủ tục trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai quy định tại
Điều 58 của Luật
1. Cơ quan trực tiếp
quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm mời các thành phần
tham gia buổi trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai sau đây:
a) Người bị thiệt hại,
người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại thuộc trường hợp phải có
người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật dân sự;
b) Đại diện lãnh đạo cơ
quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại; đại diện lãnh đạo
cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan trong trường hợp có nhiều người thi hành công vụ thuộc nhiều cơ quan tiến hành tố
tụng khác nhau cùng gây thiệt hại;
c) Đại diện Ủy ban nhân
dân cấp xã nơi người bị thiệt hại cư trú trong trường hợp người bị thiệt hại là
cá nhân hoặc nơi đặt trụ sở trong trường hợp người bị thiệt hại là pháp nhân
thương mại;
d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha
nuôi, mẹ nuôi, vợ hoặc chồng, cha, mẹ bên vợ hoặc bên chồng, con đẻ, con nuôi
của người bị thiệt hại;
đ) Người đại diện theo
ủy quyền của người bị thiệt hại (nếu có), người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của người bị thiệt hại (nếu có);
e) Đại diện cơ quan, tổ
chức nơi người bị thiệt hại làm việc, học tập (nếu có); đại diện tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp mà người bị thiệt hại là thành viên
(nếu có);
g) Đại diện cơ quan báo
chí;
h) Các thành phần khác
mà cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại thấy cần
thiết.
2. Trong thời hạn 15
ngày kể từ ngày nhận được văn bản có ý kiến đồng ý hoặc yêu cầu của người bị
thiệt hại về việc phục hồi danh dự quy định tại Điều 41 hoặc Điều 57 của Luật,
Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có
trách nhiệm:
a) Ấn định thời gian,
địa điểm và mời thành phần quy định tại khoản 1 Điều này tham gia buổi trực
tiếp xin lỗi và cải chính công khai;
b) Phân công 01 lãnh đạo
cơ quan trình bày văn bản xin lỗi và cải chính công khai;
c) Đề nghị Ủy ban nhân
dân cấp xã nơi tổ chức buổi trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai bảo đảm an
ninh, trật tự cho buổi trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai.
Trường hợp cần thiết, đề
nghị cơ quan Công an cấp huyện nơi tổ chức buổi trực tiếp xin lỗi và cải chính
công khai bảo đảm an ninh, trật tự cho buổi trực tiếp xin lỗi và cải chính công
khai.
3. Việc trực tiếp xin
lỗi và cải chính công khai không được thực hiện khi không có mặt một trong các
thành phần quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này.
4. Việc xin lỗi và cải
chính công khai được thực hiện theo các bước sau đây:
a) Đại diện cơ quan trực
tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại tuyên bố lý do, giới thiệu thành phần tham gia và thông qua
chương trình buổi trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai;
b) Đại diện lãnh đạo cơ
quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại trình bày văn bản
xin lỗi và cải chính công khai;
c) Đại diện lãnh đạo cơ
quan tiến hành tố tụng có liên quan trong trường hợp có nhiều người thi hành
công vụ thuộc nhiều cơ quan tiến hành tố tụng khác nhau cùng gây thiệt hại phát
biểu (nếu có);
d) Người bị thiệt hại,
người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại thuộc trường hợp phải có
người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật dân sự phát biểu về lời
xin lỗi và cải chính công khai (nếu có);
đ) Người khác phát biểu
(nếu có).
5. Trường hợp cơ quan
trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại đề nghị cơ quan Công an
cấp huyện bảo đảm an ninh, trật tự cho buổi trực tiếp xin lỗi và cải chính công
khai, cơ quan Công an cấp huyện có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy ban
nhân dân cấp xã bảo đảm an ninh, trật tự cho buổi trực tiếp xin lỗi và cải
chính công khai.
Điều
24. Nội dung văn bản xin lỗi và cải chính công khai
Văn bản xin lỗi và cải
chính công khai phải có nội dung chính sau đây:
1. Tên cơ quan, nơi đặt
trụ sở của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại;
2. Họ và tên, chức vụ,
chức danh của người trình bày văn bản xin lỗi và cải chính công khai;
3. Họ và tên, địa chỉ
của người bị thiệt hại;
4. Các cơ quan nhà nước
liên quan đến việc gây thiệt hại;
5. Tóm tắt hành vi gây
thiệt hại, nguyên nhân dẫn đến việc gây thiệt hại cho người bị thiệt hại;
6. Cơ quan trực tiếp
quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại đã thấy được đầy đủ những sai phạm
và hậu quả của sai phạm do người thi hành công vụ thuộc thẩm quyền quản lý của
mình gây ra;
7. Thay mặt Nhà nước,
đại diện lãnh đạo cơ quan xin lỗi người bị thiệt hại, gia đình, người thân của
người bị thiệt hại, cơ quan (nếu có) của người người bị thiệt hại và nhân dân;
mong muốn người bị thiệt hại chấp nhận lời xin lỗi và cam kết xử lý nghiêm
minh, đúng pháp luật người thi hành công vụ đã có hành vi gây thiệt hại.
Điều
25. Đăng báo xin lỗi và cải chính công khai quy định tại Điều 59 của Luật
1. Cơ quan trực tiếp
quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại là cơ quan giải quyết bồi thường
có trách nhiệm đăng báo xin lỗi và cải chính công khai trên 01 tờ báo cấp tỉnh,
trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Cơ quan trực tiếp
quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại là cơ quan giải quyết bồi thường
quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 3 Điều 19 Nghị định
này có trách nhiệm đăng báo xin lỗi và cải chính công khai trên 01 tờ báo trung ương và 01 tờ
báo địa phương.
3. Bài đăng báo xin lỗi
và cải chính công khai phải có nội dung chính quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5
và 7 Điều 24 Nghị định này và phải được đăng ở vị trí trang trọng trên trang
chính của tờ báo.
4. Trong thời hạn 15
ngày kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý hoặc yêu cầu của người bị thiệt hại về
việc phục hồi danh dự quy định
tại Điều 41 hoặc Điều 57 của Luật, Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người
thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm thực hiện việc đăng báo xin lỗi
và cải chính công khai.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp xã nơi người bị thiệt hại cư trú trong trường hợp người bị thiệt hại là
cá nhân hoặc nơi đặt trụ sở trong trường hợp người bị thiệt hại là pháp nhân
thương mại có trách nhiệm niêm yết các trang báo đăng nội dung xin lỗi và cải
chính công khai. Thời gian niêm yết là 15 ngày.
6. Trường hợp người bị
thiệt hại chết thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt
hại không phải thông báo theo quy định tại khoản 1 Điều 57 của Luật và chủ động
thực hiện việc đăng báo xin lỗi và cải chính công khai theo quy định tại khoản
6 Điều 57 và Điều 59 của Luật và Điều này.
Chương IV. TRÁCH NHIỆM HOÀN TRẢ
Điều
26. Xác định mức hoàn trả quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 65 của Luật
1. Lương của người thi
hành công vụ gây thiệt hại để hoàn trả là lương cơ sở nhân với hệ số theo
ngạch, bậc theo quy định của pháp luật tại thời điểm có quyết định hoàn trả.
Trường hợp tại thời điểm
có quyết định hoàn trả, người thi hành công vụ gây thiệt hại đã nghỉ việc tại
cơ quan nhà nước thì việc xem xét trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công
vụ gây thiệt hại căn cứ vào lương của người đó tại thời điểm trước khi nghỉ
việc.
2. Mức hoàn trả của
người thi hành công vụ có lỗi cố ý gây thiệt hại nhưng chưa đến mức truy cứu
trách nhiệm hình sự được xác định như sau:
a) Trường hợp số tiền
Nhà nước đã bồi thường cao hơn 100 tháng lương của người thi hành công vụ gây
thiệt hại tại thời điểm có quyết định hoàn trả thì mức hoàn trả là 50 tháng
lương của người đó;
b) Trường hợp số tiền
Nhà nước đã bồi thường từ trên 80 đến 100 tháng lương của người thi hành công
vụ gây thiệt hại tại thời điểm có quyết định hoàn trả thì mức hoàn trả là từ 40
đến dưới 50 tháng lương của người đó nhưng tối đa là 50% số tiền mà Nhà nước đã
bồi thường;
c) Trường hợp số tiền
Nhà nước đã bồi thường từ 60 đến 80 tháng lương của người thi hành công vụ gây
thiệt hại tại thời điểm có quyết định hoàn trả thì mức hoàn trả là từ 30 đến
dưới 40 tháng lương của người đó nhưng tối đa là 50% số tiền mà Nhà nước đã bồi
thường;
d) Trường hợp số tiền
Nhà nước đã bồi thường thấp hơn 60 tháng lương của người thi hành công vụ gây
thiệt hại tại thời điểm có quyết định hoàn trả thì mức hoàn trả bằng 50% số
tiền Nhà nước đã bồi thường.
3. Mức hoàn trả của
người thi hành công vụ có lỗi vô ý gây thiệt hại được xác định như sau:
a) Trường hợp số tiền
Nhà nước đã bồi thường cao hơn 10 tháng lương của người thi hành công vụ gây
thiệt hại tại thời điểm có quyết định hoàn trả thì mức hoàn trả là 05 tháng
lương của người đó;
b) Trường hợp số tiền
Nhà nước đã bồi thường từ trên 08 đến 10 tháng lương của người thi hành công vụ
gây thiệt hại tại thời điểm có quyết định hoàn trả thì mức hoàn trả là 04 tháng
lương của người đó;
c) Trường hợp số tiền
Nhà nước đã bồi thường từ 06 đến 08 tháng lương của người thi hành công vụ gây
thiệt hại tại thời điểm có quyết định hoàn trả thì mức hoàn trả là 03 tháng
lương của người đó;
d) Trường hợp số tiền
Nhà nước đã bồi thường thấp hơn 06 tháng lương của người thi hành công vụ gây
thiệt hại tại thời điểm có quyết định hoàn trả thì mức hoàn trả bằng 50% số
tiền Nhà nước đã bồi thường.
4. Việc xác định mức
hoàn trả trong trường hợp có nhiều người thi hành công vụ cùng gây thiệt hại
được thực hiện như sau:
a) Xác định mức hoàn trả
của một người thi hành công vụ trên toàn bộ số tiền Nhà nước đã bồi thường
tương ứng với mức độ lỗi theo quy định tại khoản 2 Điều 65 của Luật;
b) Tính tổng mức hoàn
trả của những người thi hành công vụ gây thiệt hại trên cơ sở kết quả quy định
tại điểm a khoản này;
c) Tính tỷ lệ % mức hoàn
trả của từng người thi hành công vụ gây thiệt hại quy định tại điểm a khoản này so với tổng mức hoàn trả quy định tại điểm b khoản này;
d) Mức hoàn trả của từng
người thi hành công vụ gây thiệt hại được xác định bằng số tiền Nhà nước đã bồi
thường nhân với tỷ lệ % quy định tại điểm c khoản này.
Điều
27. Giảm mức hoàn trả quy định tại khoản 4 Điều 65 của Luật
1. Việc chủ động khắc
phục hậu quả là việc người thi hành công vụ gây thiệt hại tự nguyện bồi thường,
khắc phục một phần thiệt hại cho người bị thiệt hại.
2. Người thi hành công
vụ gây thiệt hại có hoàn cảnh kinh tế khó khăn là người thuộc một trong các
trường hợp sau đây:
a) Người thi hành công
vụ gây thiệt hại là người lao động duy nhất của gia đình mà nếu phải thực hiện
toàn bộ nghĩa vụ hoàn trả thì sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của gia
đình và thuộc một trong các trường hợp: phải nuôi con chưa thành niên hoặc nuôi
con thành niên bị tàn tật, không có khả năng lao động; nuôi vợ hoặc chồng không
có khả năng lao động; nuôi bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng
lao động;
b) Người thi hành công
vụ có điều kiện kinh tế thiếu thốn kéo dài do thảm họa, thiên tai, hỏa hoạn dẫn
đến mất mát tài sản hoặc do bị tai nạn dẫn đến sức khỏe bị tổn hại từ 31% trở
lên hoặc do bị bệnh hiểm nghèo.
Người thi hành công vụ
gây thiệt hại có trách nhiệm chứng minh về các điều kiện giảm mức hoàn trả quy
định tại khoản này.
3. Trường hợp người thi
hành công vụ có đủ các điều kiện giảm mức hoàn trả, Thủ trưởng cơ quan đã ra
quyết định hoàn trả ban hành quyết định giảm mức hoàn trả đối với người đó.
Quyết định giảm mức hoàn trả phải có nội dung chính sau đây:
a) Họ và tên người thi
hành công vụ gây thiệt hại được giảm mức hoàn trả;
b) Lý do giảm mức hoàn
trả;
c) Mức hoàn trả được
giảm;
d) Số tiền còn lại phải
hoàn trả (nếu còn).
Điều
28. Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả quy định tại Điều 66 của Luật
1. Trường hợp chỉ có 01
cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại thì trong thời
hạn 10 ngày kể từ ngày chi trả xong tiền bồi thường, Thủ trưởng cơ quan đã chi
trả tiền bồi thường phải hoàn thành việc thành lập Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả (sau đây gọi là Hội đồng).
Trường hợp Thủ trưởng cơ
quan đã chi trả tiền bồi thường là người thi hành công vụ gây thiệt hại thì
lãnh đạo khác của cơ quan đó thành lập Hội đồng.
2. Trường hợp có nhiều
người thi hành công vụ thuộc nhiều cơ quan khác nhau gây thiệt hại, việc thành
lập Hội đồng được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 01
ngày làm việc kể từ ngày chi trả xong tiền bồi thường, Thủ trưởng cơ quan đã
chi trả tiền bồi thường gửi văn bản đề nghị các cơ quan có liên quan cử người
tham gia Hội đồng;
b) Trong thời hạn 01
ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cử người, các cơ quan có
liên quan đến vụ việc có văn bản cử người tham gia Hội đồng;
c) Trong thời hạn 05
ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ văn bản cử người, Thủ trưởng cơ quan đã chi
trả tiền bồi thường hoàn thành việc thành lập Hội đồng.
3. Thành phần Hội đồng
bao gồm đại diện lãnh đạo cơ quan đã chi trả tiền bồi thường là Chủ tịch Hội
đồng và các thành viên sau đây:
a) Đại diện lãnh đạo các
cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại trong trường hợp
có nhiều người thi hành công vụ thuộc nhiều cơ quan khác nhau cùng gây thiệt
hại;
b) Đại diện Công đoàn cơ
sở của cơ quan đã chi trả tiền bồi thường.
Trường hợp có nhiều
người thi hành công vụ thuộc nhiều cơ quan khác nhau gây thiệt hại thì phải có
đại diện Công đoàn cơ sở của các cơ quan đó;
c) Đại diện cơ quan đã
ban hành văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong trường hợp văn bản làm căn
cứ yêu cầu bồi thường không có nội dung xác định lỗi của người thi hành công
vụ;
d) Đại diện cơ quan, tổ
chức đang trực tiếp quản lý, sử dụng, trả lương cho người thi hành công vụ gây
thiệt hại trong trường hợp người đó đã chuyển sang cơ quan, tổ chức khác;
đ) Đại diện cơ quan bảo
hiểm xã hội đang chi trả lương hưu cho người thi hành công vụ trong trường hợp
người đó đã nghỉ hưu;
e) Các thành phần khác
mà cơ quan đã chi trả tiền bồi thường thấy cần thiết.
Người tham gia Hội đồng
không được là người thân thích theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình của
người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc của người bị thiệt hại.
4. Chủ tịch Hội đồng có
trách nhiệm triệu tập, chủ trì các cuộc họp của Hội đồng, phân công trách nhiệm
cho các thành viên Hội đồng, ký biên bản họp Hội đồng, văn bản kiến nghị của
Hội đồng và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Nghị định này.
5. Thành viên Hội đồng
có trách nhiệm trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch
Hội đồng và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Nghị định này.
6. Hội đồng có các nhiệm
vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xác định những người
thi hành công vụ gây thiệt hại trên cơ sở nội dung văn bản làm căn cứ yêu cầu
bồi thường và hồ sơ giải quyết công việc liên quan đến việc thi hành công vụ
gây thiệt hại;
b) Đánh giá, xác định
mức độ lỗi của người thi hành công vụ gây thiệt hại trên cơ sở nội dung văn bản
làm căn cứ yêu cầu bồi thường.
Trường hợp văn bản làm
căn cứ yêu cầu bồi thường chưa xác định lỗi của người thi hành công vụ thì Hội
đồng đánh giá, xác định mức độ lỗi của người thi hành công vụ gây thiệt hại
trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ do người yêu cầu bồi thường cung cấp khi yêu
cầu bồi thường hoặc trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường và các tình
tiết khác của vụ việc;
c) Xác định trách nhiệm
hoàn trả và mức hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại;
d) Kiến nghị bằng văn
bản với Thủ trưởng cơ quan đã chi trả tiền bồi thường về các nội dung quy định
tại các điểm a, b và c khoản này.
7. Hội đồng tự giải thể
sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Điều
29. Phương thức làm việc của Hội đồng quy định tại Điều 66 của Luật
1. Hội đồng chỉ họp khi
có ít nhất 2/3 tổng số thành viên Hội đồng theo quyết định thành lập có mặt.
2. Hội đồng làm việc
theo nguyên tắc thảo luận tập thể và quyết định theo đa số. Trong quá trình
thảo luận và quyết định, các thành viên Hội đồng phải khách quan, dân chủ và
tuân theo quy định của pháp luật.
3. Các nhiệm vụ, quyền
hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản 6 Điều 28 Nghị định này phải được
thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín và phải được trên 50% tổng số thành viên
Hội đồng theo quyết định thành lập đồng ý.
Trường hợp có nhiều
người thi hành công vụ gây thiệt hại phải hoàn trả và trong Hội đồng còn có ý
kiến khác nhau thì việc bỏ phiếu kín theo quy định tại khoản này được thực hiện
đối với từng người thi hành công vụ gây thiệt hại.
4. Nội dung cuộc họp của
Hội đồng phải được lập thành biên bản. Biên bản phải có chữ ký của các thành
viên tham gia cuộc họp. Trường hợp Hội đồng họp nhiều lần thì sau mỗi lần họp
đều phải lập thành biên bản.
5. Căn cứ kết quả họp và
bỏ phiếu về các nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 6 Điều 28 Nghị
định này, Chủ tịch Hội đồng ký và gửi ngay văn bản kiến nghị đến Thủ trưởng cơ
quan đã chi trả tiền bồi thường.
6. Các trường hợp vụ
việc phức tạp có thể kéo dài thời hạn xác định trách nhiệm hoàn trả quy định
tại khoản 2 Điều 66 của Luật bao gồm:
a) Người thi hành công
vụ gây thiệt hại đã nghỉ việc mà tại thời điểm xem xét trách nhiệm hoàn trả, cơ
quan đã chi trả tiền bồi thường không xác định được nơi cư trú của người đó;
b) Có nhiều người thi
hành công vụ thuộc nhiều cơ quan khác nhau gây thiệt hại và văn bản làm căn cứ
yêu cầu bồi thường không có nội dung xác định lỗi của những người đó.
Điều
30. Quyết định hoàn trả quy định tại Điều 66 của Luật
1. Thời hạn ra quyết
định hoàn trả quy định tại khoản 3 Điều 66 của Luật được xác định như sau:
a) Trong thời hạn 03
ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Hội đồng, Thủ trưởng
cơ quan đã chi trả tiền bồi thường phải ra quyết định hoàn trả đối với người
thi hành công vụ gây thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Trong thời hạn 03
ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Thủ trưởng cơ quan tiến
hành tố tụng hình sự đã chi trả tiền bồi thường, Thủ trưởng cơ quan tiến hành
tố tụng hình sự có liên quan phải ra quyết định hoàn trả đối với người tiến
hành tố tụng do cơ quan mình quản lý.
2. Quyết định hoàn trả
phải có nội dung chính sau đây:
a) Họ và tên người thi
hành công vụ có nghĩa vụ hoàn trả;
b) Mức độ lỗi của người
thi hành công vụ có nghĩa vụ hoàn trả;
c) Mức hoàn trả của
người thi hành công vụ gây thiệt hại;
d) Phương thức thực hiện
việc hoàn trả.
3. Trường hợp sau khi ra
quyết định hoàn trả theo quy định tại khoản 2 Điều này mà có người thi hành
công vụ thuộc trường hợp được hoãn thực hiện việc hoàn trả, Thủ trưởng cơ quan
đã ra quyết định hoàn trả ban hành quyết định hoãn thực hiện việc hoàn trả đối
với người đó.
Điều
31. Xử lý tiền đã hoàn trả, trách nhiệm hoàn trả trong trường hợp văn bản làm
căn cứ yêu cầu bồi thường không còn là căn cứ yêu cầu bồi thường quy định tại
Điều 69 của Luật
1. Trường hợp người thi
hành công vụ đã thực hiện xong nghĩa vụ hoàn trả, Thủ trưởng cơ quan trực tiếp
quản lý người đó ra quyết định trả lại tiền hoàn trả.
2. Trường hợp người thi
hành công vụ đang thực hiện nghĩa vụ hoàn trả, Thủ trưởng cơ quan trực tiếp
quản lý người đó ra quyết định hủy quyết định hoàn trả và ra quyết định trả lại
tiền hoàn trả.
3. Việc trả lại tiền
hoàn trả cho người thi hành công vụ trong trường hợp cơ quan trực tiếp quản lý
người đó còn dự toán quản lý hành chính được cấp có thẩm quyền giao được thực
hiện như sau:
a) Trong thời hạn 03
ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định trả lại tiền hoàn trả, cơ quan
trực tiếp quản lý người thi hành công vụ trả lại cho người thi hành công vụ số
tiền người đó đã hoàn trả;
b) Sau khi trả lại tiền
cho người thi hành công vụ, cơ quan trực tiếp quản lý người đó có văn bản đề
nghị cơ quan tài chính có thẩm quyền cấp bổ sung kinh phí bằng số tiền hoàn trả
đã nộp ngân sách nhà nước;
c) Trong thời hạn 07
ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan tài chính có thẩm quyền hoàn thành việc cấp bổ sung kinh phí cho cơ
quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ.
4. Việc trả lại tiền
hoàn trả cho người thi hành công vụ trong trường hợp cơ quan trực tiếp quản lý
người đó không còn đủ dự toán quản lý hành chính được cấp có thẩm quyền giao
được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 03
ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định trả lại tiền hoàn trả, cơ quan
trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có văn bản đề nghị cơ quan tài chính
có thẩm quyền cấp kinh phí để trả lại tiền hoàn trả cho người thi hành công vụ;
b) Trong thời hạn 07
ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan tài chính có thẩm quyền cấp
kinh phí cho cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ;
c) Ngay sau khi nhận
được kinh phí do cơ quan tài chính có thẩm quyền cấp, cơ quan trực tiếp quản lý
người thi hành công vụ trả lại tiền hoàn trả cho người thi hành công vụ.
Chương V. TRÁCH NHIỆM VÀ PHỐI HỢP
THỰC HIỆN CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC
Điều 32. Xác định cơ quan giải quyết bồi thường quy định
tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 40 của Luật
1. Bộ Tư pháp là cơ quan
đầu mối giúp Chính phủ xác định cơ quan giải quyết bồi thường đối với các
trường hợp sau đây:
a) Không có sự thống
nhất về cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp có nhiều người thi hành
công vụ thuộc nhiều cơ quan trung ương cùng gây thiệt hại hoặc trường hợp có
nhiều người thi hành công vụ thuộc cơ quan trung ương và cơ quan địa phương
cùng gây thiệt hại hoặc trường hợp có nhiều người thi hành công vụ thuộc nhiều
cơ quan địa phương cùng gây thiệt hại mà các cơ quan địa phương đó thuộc các
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau;
b) Cơ quan nhà nước ở
trung ương bị giải thể theo quyết định của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội,
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Sở Tư pháp giúp Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh xác định cơ quan giải quyết bồi thường đối với các trường
hợp sau đây:
a) Không có sự thống
nhất về cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp có nhiều người thi hành
công vụ thuộc nhiều cơ quan trong phạm vi quản lý của địa phương mình cùng gây
thiệt hại;
b) Cơ quan nhà nước ở
địa phương bị giải thể theo quyết định của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội,
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
3. Việc xác định cơ quan
giải quyết bồi thường được thực hiện như sau:
a) Cơ quan quản lý nhà
nước về công tác bồi thường nhà nước tổ chức họp với các cơ quan có liên quan
để xác định cơ quan giải quyết bồi thường;
b) Trường hợp các cơ
quan thống nhất được cơ quan giải quyết bồi thường thì cơ quan quản lý nhà nước
về công tác bồi thường nhà nước ban hành văn bản xác định cơ quan giải quyết
bồi thường;
c) Trường hợp các cơ
quan không thống nhất được cơ quan giải quyết bồi thường thì cơ quan quản lý
nhà nước về công tác bồi thường nhà nước quyết định một trong số các cơ quan có
liên quan là cơ quan giải quyết bồi thường và ban hành văn bản xác định cơ quan
giải quyết bồi thường.
Điều
33. Xác định cơ quan giải quyết bồi thường quy định tại khoản 4 Điều 41 của
Luật
1. Trường hợp chỉ có một
cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại, trong thời hạn
05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Tư pháp có trách nhiệm gửi hồ
sơ cho cơ quan giải quyết bồi thường để thụ lý, giải quyết.
2. Trường hợp có nhiều
người thi hành công vụ thuộc nhiều cơ quan cùng gây thiệt hại, trong thời hạn
05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Tư pháp xác định cơ quan giải
quyết bồi thường như sau:
a) Trao đổi với các cơ quan có liên quan đến vụ việc yêu cầu bồi
thường để thống nhất cơ quan giải quyết bồi thường;
b) Khi xác định được cơ
quan giải quyết bồi thường thì Sở Tư pháp gửi hồ sơ cho cơ quan đó để thụ lý,
giải quyết.
3. Trường hợp việc xác
định cơ quan giải quyết bồi thường theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1
Điều 40 của Luật thì Sở Tư pháp gửi ngay hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về
công tác bồi thường nhà nước có thẩm quyền để xác định cơ quan giải quyết bồi
thường.
Điều
34. Thanh tra, kiểm tra công tác bồi thường nhà nước
1. Bộ Tư pháp giúp Chính
phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thanh tra, kiểm tra công tác
bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án
trên phạm vi cả nước.
2. Sở Tư pháp giúp Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh thanh tra, kiểm tra công tác bồi thường nhà nước trong
hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án tại địa phương.
3. Việc phối hợp thực
hiện thanh tra, kiểm tra công tác bồi thường nhà nước quy định tại khoản 1 và
khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:
a) Bộ Tư pháp, Sở Tư
pháp thống nhất với các cơ quan có liên quan về kế hoạch, ban hành và tổ chức
thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra công tác bồi thường nhà nước;
b) Việc tổ chức thực
hiện thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật về thanh tra và pháp luật
có liên quan.
4. Việc thanh tra, kiểm
tra đột xuất được thực hiện khi có căn cứ theo quy định của pháp luật về thanh
tra và pháp luật có liên quan.
Điều
35. Báo cáo thống kê việc thực hiện công tác bồi thường nhà nước quy định tại
các điều 73, 74 và 75 của Luật
1. Báo cáo thống kê
a) Hằng năm, Bộ Tư pháp
giúp Chính phủ đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh thống kê việc thực hiện công tác bồi thường nhà nước trong phạm vi quản lý
của mình để Bộ Tư pháp tổng hợp, báo cáo Chính phủ.
b) Số liệu thống kê việc
thực hiện công tác bồi thường nhà nước hằng năm được tính từ ngày 01 tháng 01
đến ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo.
2. Trường hợp theo yêu
cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Tư pháp giúp Chính phủ đề nghị
Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, yêu cầu các bộ, cơ
quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thống kê việc
thực hiện công tác bồi thường nhà nước trong phạm vi quản lý của mình để Bộ Tư
pháp tổng hợp, trình Chính phủ báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Việc thống kê số liệu về
công tác bồi thường nhà nước được thực hiện theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban
Thường vụ Quốc hội.
Chương VI. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều
36. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu
lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.
2. Nghị định số
16/2010/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước hết hiệu
lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Điều
37. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ Tư pháp có trách
nhiệm:
a) Tổ chức thi hành Nghị
định này;
b) Quy định biện pháp
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước.
2. Các Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị
định này./.