KHUNG PHÁP LÝ TOÀN DIỆN ĐẦU TIÊN VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ CÓ HIỆU LỰC TỪ 01/4/2019
Trong bối cảnh mở cửa hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều rủi ro kinh doanh khó lường, vấn đề kiểm soát hoạt động quản trị đối với doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Trong đó, vai trò của kiểm toán nội bộ (KTNB) là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay. KTNB được đánh giá là tuyến phòng ngự trong việc giúp lãnh đạo kiểm soát và phòng ngừa rủi ro.
Đó là nhận định của ông Phạm Ngọc Hoàng Thanh – Giám đốc Điều
hành Smart Train tại Hội thảo “Cập nhật quy định về kiểm toán nội bộ và kinh
nghiệm tổ chức chắc năng kiểm toán nội bộ hiệu quả tại công ty niêm yết” diễn
ra sáng ngày 14/03/2019.
Từ năm 1997, tại Việt Nam đã có quy chế KTNB cho
nền kinh tế quốc dân áp dụng đối với khối doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên, việc
triển khai thời điểm đó còn khá lúng túng do cơ cấu quản trị trong doanh nghiệp
gặp rào cản, cũng như chưa có khung pháp lý rõ ràng và nhân sự có chuyên môn.
Và đến gần đây, Luật Kế toán năm 2015 có bổ sung
Điều 39 so với Luật Kế toán 2003, quy định về Kiểm soát nội bộ và Kiểm toán nội
bộ, phải tăng cường quản trị của chính các đơn vị kế toán. Cụ thể: “KTNB là việc
kiểm tra, đánh giá, giám sát tính đầy đủ, thích hợp và tính hữu hiệu của kiểm
soát nội bộ”.
Tại Việt Nam, ngoại trừ những ngân hàng và một số ích công ty lớn có sự chuẩn bị tốt, phần lớn KTNB của các doanh nghiệp còn lại khá mờ nhạt, nguyên nhân đến từ nhiều phía như nhận thức của lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp, hệ thống quy định pháp lý. Nhưng phần rất quan trọng là hệ thống KTNB ở Việt Nam chưa có nguồn nhân lực có chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, đặc biệt là người am hiểu KTNB theo thông lệ quốc tế.
Bà Trần Anh Đào,
Phó Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) chia sẻ, Nghị định
05/2019/NĐ-CP về kiểm toán nội bộ do Chính phủ ban hành ngày 22/01/2019 bắt đầu
có hiệu lực từ ngày 01/04/2019, theo Nghị định này, những cơ quan Nhà nước, các
đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp sẽ phải thực hiện công tác kiểm toán
nội bộ. Đây được xem là khung pháp lý toàn diện đầu tiên về hoạt động kiểm toán
nội bộ tại các đơn vị, các công ty niêm yết, các doanh nghiệp có vốn sở hữu Nhà
nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con.
Có thể nói trước khi Nghị định 05/2019/NĐ-CP ra đời, ở Việt Nam về cơ bản chưa
có văn bản riêng quy định thống nhất cụ thể về KTNB, mà chỉ có một số quy định
rải rác ở một số ngành nghề như quy định của ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
Việc ra đời của Nghị định 05/2019/NĐ-CP phù hợp với bối cảnh quản trị công ty
đang được thúc đẩy mạnh ở Việt Nam, cùng với luật Chứng khoán đang được sửa đổi
và nguyên tắc quản trị công ty dự kiến được ban hành, Nghị định sẽ giúp đảm bảo
lợi ích của các nhà đầu tư đang tham gia thị trường, đồng thời nâng cao tính
minh bạch của thị trường chứng khoán.
Bà Lê Thị Tuyết
Nhung – Phó Cục trưởng Cục Quản lý giám sát Kế toán và Kiểm toán – Bộ Tài chính
chia sẻ, những thay đổi, điểm mới trong Quy định về KTNB đối với doanh nghiệp
tại Nghị định 05/2019/NĐ-CP.
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng tại Nghị định này gồm các đơn vị trong
khu vực công, các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động
KTNB. Ngoài ra, trong Nghị định này không quy định về tổ chức bộ máy KTNB, chỉ
quy định về công tác KTNB được thực hiện thế nào, nhiệm vụ, và các bộ phận liên
quan đến công tác KTNB. Đối với các đối tượng mà pháp luật chuyên ngành có quy
định phải thực hiện công tác KTNB thì thực hiện theo pháp luật chuyên ngành.
Theo Nghị định, đối tượng phải thực hiện công tác KTNB gồm
công ty niêm yết, doanh nghiệp Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty
mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con, doanh nghiệp Nhà nước là
công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con.
Bà Nhung còn nhấn mạnh mục tiêu của KTNB nhằm
thông qua các hoạt động kiểm tra, đánh giá và tư vấn KTNB đưa ra các đảm bảo
mang tính độc lập, khách quan và các khuyến nghị. KTNB phải dựa trên các nguyên
tắc cơ bản gồm tính độc lập, tính khách quan và tuân thủ pháp luật.
Bộ Tài chính còn ban hành Quy chế mẫu về KTNB
cho 4 đối tượng phải thực hiện KTNB quy định tại Nghị định, trong đó có các
doanh nghiệp, ban hành quy định về chuẩn mực KTNB. Đồng thời Bộ Tài chính còn
xây dựng các tài liệu tham khảo để tuyên truyền, phổ biến thúc đẩy việc đào tạo,
bồi dưỡng nhân sự làm KTNB, tạo diễn đàn kết nối, chia sẻ nghề nghiệp giữa những
người làm công tác KTNB.