GIỚI THIỆU‎ > ‎

DỮ LIỆU VĂN BẢN ĐƯỢC BỐ TRÍ THẾ NÀO

Để việc tiếp cận, khai thác văn bản pháp luật của công chúng được thuận tiện, phù hợp với nhiều người và đạt hiệu quả thiết thực, chúng tôi lựa chọn cách bố trí dữ liệu văn bản như sau:

Tạo chủ đề pháp luật chuyên biệt

Thay cho việc tạo chủ đề thông thường theo tên loại văn bản như Luật, nghị định, thông tư,... hay nhóm lĩnh vực xã hội rộng, chúng tôi sử dụng cách tạo chủ đề theo khía cạnh luật chuyên biệt như "đầu tư", "sở hữu trí tuệ", công chứng, chứng khoán,... Cách tạo chủ đề này giúp người đọc thuận tiện tiếp cận thẳng với nhóm văn bản luật chuyên nghành. Quý khách tìm văn bản theo chủ đề tại đây.

Đặt tên văn bản

- Viết tắt tên loại văn bản: Bộ luật là Bộ luật, Luật là Luật, Nghị định là NĐ, Thông tư là TT, Quyết định là QĐ, Thông tư liên tịch là TTLT, ... xem chi tiết tại đây.

- Cấu trúc 3 phần: Tên loại văn bản viết tắt (Vd: NĐ, TT...) + Mã số văn bản (Vd: 11/2015/NĐ-CP) + Mô tả vắn tắt nội dung văn bản (về...).

Bố cục văn bản 2 cấp

Thay cho việc sắp xếp theo trật tự thông thường: Luật, Nghị định, Thông tư,... để đơn giản, chúng tôi tổ chức hệ thống văn bản theo 2 cấp theo phạm vi tác động của văn bản: Cấp 1 là nhóm các văn bản chuyên ngành có liên quan đến nhau chúng tôi sắp xếp theo trật tự giá trị hiệu lực từ cao đến thấp. Cấp 2 là các văn bản cụ thể.

Mục lục văn bản

Trong mỗi văn bản, chúng tôi đều lập Mục lục văn bản. Phần mục lục này rất tiện lợi cho người đọc bao quát nhanh chóng nội dung toàn văn bản, rồi nhanh chóng xác định có hay không có nội dung mà người đọc cần quan tâm. Mục lục văn bản cũng giúp người đọc nhanh chóng tìm kiếm chéo sang nội dung khác của văn bản hay văn bản khác do các văn bản luật thường có chỉ dẫn chéo sang điều khoản, văn bản khác.

Tiện ích bổ sung

Mục tiện ích bổ sung có chức năng giúp người đọc thực hiện việc kiểm tra hiệu lực văn bản, văn bản gốc, và nhanh chóng chuyển sang phạm vi tìm kiếm khác.